Techcombank: Tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trên tổng cho vay quý 1/2022 cao nhất trong khối ngân hàng niêm yết
Mức tăng mạnh của trái phiếu doanh nghiệp đã đẩy tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tín dụng tăng từ mức 15,3% cuối năm 2021 lên 1...
Kết thúc quý 1 năm 2022, tín dụng của Techcombank tăng 7,9% so với thời điểm đầu năm, mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 5%. Trong đó cho vay khách hàng tăng 5,3% so với đầu năm và trái phiếu doanh nghiệp tăng 22,2% so với đầu năm.
Mức tăng mạnh của trái phiếu doanh nghiệp đã đẩy tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tín dụng tăng từ mức 15,3% cuối năm 2021 lên 17,4% cuối quý 1/2022. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), đây có thể là tỷ trọng cao nhất trong khối ngân hàng niêm yết.
Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 diễn ra mới đây, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết ngân hàng nắm giữ khoảng 62.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
Ông Hồ Hùng Anh cho hay mặc dù Techcombank là một trong những tổ chức phát hành trái phiếu nhiều nhất thị trường và tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng tỷ lệ nợ xấu ở mảng này rất thấp.
Chủ tịch ngân hàng này cho biết, trong những năm, các dự án mà ngân hàng đầu tư đều có các chủ đầu tư, lãnh đạo uy tín. Đồng thời, mảng cho vay bất động sản của ngân hàng tập trung nhiều vào nhóm cho vay người mua nhà, hạn chế tối đa việc cho vay khu đất, hoặc dạng có khả năng đầu cơ.
Trong khi đó, các chỉ số phản ánh chất lượng tài sản của Techcombank không có sự thay đổi nhiều so với quý liền kề và vẫn ở mức tốt như: (1) Nợ xấu tăng 1 bps (đơn vị lãi suất tương đương với 1/100 của 1%) so với cuối năm 2021 lên mức 0.67%; (2) tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm 2% so với cuối năm 2021 về mức 161%; (3) nợ tái cơ cấu giảm từ 1,9 nghìn tỷ cuối năm 2021 về mức 1,6 nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2021, Techcombank cũng đã thực hiện trích lập 100% nợ tái cơ cấu mà không cần phân bổ trong 3 năm. Điều này làm giảm áp lực trích lập dự phòng cũng như tạo ra bộ đệm lợi nhuận cho TCB trong những năm tới. Trong quý 1, chi phí dự phòng cũng giảm mạnh về mức 218 tỷ đồng, giảm 74,3% so với cùng kỳ do nền kinh tế phục hồi.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 153 được phác thảo theo hướng siết chặt hơn các quy định về công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ cũng như người mua trái phiếu phát hành riêng lẻ. BVSC đánh giá đây là bước đi cần thiết để làm minh bạch và lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như khôi phục niềm tin nhà đầu tư và từ đó có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể gặp những khó khăn nhất định dẫn tới một số doanh nghiệp khó phát hành thêm trái phiếu để tái cơ cấu. Điều này có thể gián tiếp làm gia tăng tình hình nợ xấu ở hệ thống ngân hàng.
Techcombank đã có sự điều chỉnh lãi suất gia tăng trong quý 1 trong bối cạnh lạm phát kỳ vọng tăng cũng như các ngân hàng đối thủ gia tăng lãi suất. Cùng với đó lãi suất liên ngân hàng cũng đã có sự gia tăng đáng kể dẫn tới chi phí vốn của Techcombank gia tăng. Tuy nhiên nhờ lợi thế của tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lớn, chi phí vốn của Techcombank chỉ tăng 14 bps. Trong khi đó, lợi suất sinh lợi trên tài sản sinh lãi tăng 36 bps nhờ lãi suất cho vay tăng nhẹ cũng như chuyển dịch tài sản sinh lợi hiệu quả hơn.
Nguồn: https://ift.tt/2Rt0Yyf
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Bài gốc: Techcombank: Tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trên tổng cho vay quý 1/2022 cao nhất trong khối ngân hàng niêm yết