'Siết' nhà 2 giá, người dân và cán bộ thuế lúng túng xác định giá đúng
Chỉ trong một thời gian ngắn siết lại việc kê khai giá chuyển nhượng bất động sản giúp ngành thuế tăng thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế. Tuy...
https://www.khudothimoi.org/2022/06/siet-nha-2-gia-nguoi-dan-va-can-bo-thue.html
Chỉ trong một thời gian ngắn siết lại việc kê khai giá chuyển nhượng bất động sản giúp ngành thuế tăng thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế. Tuy nhiên, người dân và cán bộ thuế nhiều địa phương cho biết đang lúng túng với việc "xác định giá đúng".
Số liệu thống kê của Bộ Tài chính, 5 tháng đầu năm 2022, tổng thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) khoảng 16.200 tỉ đồng, vượt thu cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỉ đồng. Như vậy, chỉ trong 2 tháng gần đây, số thu thuế đã tăng vượt 3 tháng đầu năm cộng lại (3 tháng tăng 3.200 tỉ đồng).
Lúng túng xác định giá đúng
Theo Cục Thuế TP Hà Nội, tình trạng kê khai giá chuyển nhượng trên hợp đồng công chứng, kê khai nộp thuế, phí chưa đúng giá trị thực tế còn diễn ra khá phổ biến.
5 tháng đầu năm, thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản đạt khoảng 16.200 tỉ đồng, vượt thu cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỉ đồng.
Ghi nhận tại Chi cục Thuế Hoàng Mai ngày 6/6, chị Thanh Thuỷ, nhân viên hỗ trợ dịch vụ chuyển nhượng nhà đất tại một công ty môi giới BĐS cho biết: “Tôi hỗ trợ bán căn nhà trong ngõ với diện tích hơn 40m2, nhưng do hai bên mua bán để giá quá thấp nên Chi cục Thuế yêu cầu điều chỉnh, bổ sung thông tin cho đúng với giá trị thực tế”.
Tuy nhiên, theo một nhân viên ngành thuế, không ít hồ sơ bị trả về để khai lại cũng vẫn thấp hơn so với giá thực tế khách hàng mua. Có trường hợp khách hàng chỉ kê khai bằng 70 - 80% giá thị trường cũng được "cho qua" vì cơ quan thuế không đủ lực lượng và không có hướng dẫn cụ thể để "xác minh giá đúng" từng hồ sơ.
Trao đổi với VnBusiness, một lãnh đạo ngành thuế cũng thừa nhận thực trạng người nộp thuế kê khai giá thấp hơn giá giao dịch thực tế theo giá thị trường để giảm số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và lệ phí trước bạ phải nộp, gây thất thu ngân sách diễn ra suốt nhiều năm qua.
Xuất phát từ nhiều giao dịch kê khai giá rất thấp với thực tế để né thuế, Bộ Tài chính đã siết chặt thu thuế. Nhưng quá trình này đang phát sinh nhiều bất cập khiến cả người dân và cán bộ thuế lúng túng với việc "xác định giá đúng".
“Do vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể từ Tổng cục Thuế để làm căn cứ ấn định thuế TNCN, lệ phí trước bạ nếu giá kê khai thấp hơn giá giao dịch thực tế trên thị trường nên gây rất nhiều khó khăn cho các Chi cục thuế”, nhân viên tại Chi cục Thuế Hoàng Mai cho hay.
Để chống thất thu thuế chuyển nhượng BĐS, Cục thuế các địa phương có tham khảo giá nhà, đất theo giá thị trường để đấu tranh, song song đó là vận động, tuyên truyền người nộp thuế kê khai trung thực giá chuyển nhượng.
Thực trạng này dẫn đến một số cán bộ thuế có biểu hiện tuỳ tiện trong việc áp dụng giá BĐS tính thuế. Tại phiên thảo luận Quốc hội mới đây, đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) cho biết: "Nhiều nơi ở cấp huyện, cán bộ thuế yêu cầu người dân phải chấp nhận giá tính thuế cao hơn 1,2 - 1,5 lần, thậm chí có nơi đến 2 lần giá đất Nhà nước quy định thì mới được giải quyết hồ sơ. Trường hợp giá trong hợp đồng thấp hơn mức trên thì cơ quan thuế "ngâm" hồ sơ, mời lên làm việc nhiều lần hoặc trả hồ sơ vì cho rằng giá trong hợp đồng chưa sát với giá thị trường BĐS theo khảo sát. Tuy nhiên, căn cứ nào xác định giá hợp đồng sát với giá thị trường và áp dụng giá tính thuế cao hơn giá nhà nước quy định thì cơ quan thuế không chỉ ra”.
Đồng bộ các giải pháp để tăng minh bạch
Việc thu thuế chuyển nhượng BĐS nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như lúng túng với việc “xác định giá đúng”, xảy ra tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu. Thông tin với báo chí ngày 4/6 vừa qua, Bộ Tài chính cho biết, đã xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề về tính liêm chính của cán bộ thuế trong công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS.
Trước đó, trả lời về vấn đề đại biểu Phan Thái Bình nêu ra, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, Bộ Tài chính cũng đã có công điện nghiêm cấm cơ quan thuế, cán bộ thuế "nhũng nhiễu" và gây phiền hà cho người dân. "Khi cơ quan các cấp, các ngành giám sát, nếu có tình trạng cơ quan thuế có lót tay, trục lợi, hối lộ thì sẽ xử lý nghiêm", Bộ trưởng nói.
Đưa ra giải pháp để quản lý thuế với hoạt động chuyển nhượng BĐS hiệu quả trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết, sẽ triển khai các giải pháp chống thất thu thuế, đảm bảo minh bạch giao dịch chuyển nhượng BĐS.
Cụ thể, Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung quy định chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng, giúp minh bạch kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ quản lý giao dịch tài sản, bất động sản và quản lý thuế nói riêng.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Thuế khẩn trương tham mưu giải pháp để xác định sát giá thị trường BĐS nhằm tránh thất thu thuế. Đề xuất rà soát các quy định về chuyển nhượng BĐS để sửa đổi nhằm thống nhất, đồng bộ.
Bên cạnh các giải pháp này, Bộ Tài chính cho biết sắp tới sẽ chỉ đạo cơ quan thuế tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích nộp thuế, đồng thời ý thức được những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá không đúng. Tổng cục Thuế cũng sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đã giao dịch và kê khai thuế để làm căn cứ tính thuế.
Số liệu thống kê của Bộ Tài chính, 5 tháng đầu năm 2022, tổng thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) khoảng 16.200 tỉ đồng, vượt thu cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỉ đồng. Như vậy, chỉ trong 2 tháng gần đây, số thu thuế đã tăng vượt 3 tháng đầu năm cộng lại (3 tháng tăng 3.200 tỉ đồng).
Lúng túng xác định giá đúng
Theo Cục Thuế TP Hà Nội, tình trạng kê khai giá chuyển nhượng trên hợp đồng công chứng, kê khai nộp thuế, phí chưa đúng giá trị thực tế còn diễn ra khá phổ biến.
5 tháng đầu năm, thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản đạt khoảng 16.200 tỉ đồng, vượt thu cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỉ đồng.
Ghi nhận tại Chi cục Thuế Hoàng Mai ngày 6/6, chị Thanh Thuỷ, nhân viên hỗ trợ dịch vụ chuyển nhượng nhà đất tại một công ty môi giới BĐS cho biết: “Tôi hỗ trợ bán căn nhà trong ngõ với diện tích hơn 40m2, nhưng do hai bên mua bán để giá quá thấp nên Chi cục Thuế yêu cầu điều chỉnh, bổ sung thông tin cho đúng với giá trị thực tế”.
Tuy nhiên, theo một nhân viên ngành thuế, không ít hồ sơ bị trả về để khai lại cũng vẫn thấp hơn so với giá thực tế khách hàng mua. Có trường hợp khách hàng chỉ kê khai bằng 70 - 80% giá thị trường cũng được "cho qua" vì cơ quan thuế không đủ lực lượng và không có hướng dẫn cụ thể để "xác minh giá đúng" từng hồ sơ.
Trao đổi với VnBusiness, một lãnh đạo ngành thuế cũng thừa nhận thực trạng người nộp thuế kê khai giá thấp hơn giá giao dịch thực tế theo giá thị trường để giảm số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và lệ phí trước bạ phải nộp, gây thất thu ngân sách diễn ra suốt nhiều năm qua.
Xuất phát từ nhiều giao dịch kê khai giá rất thấp với thực tế để né thuế, Bộ Tài chính đã siết chặt thu thuế. Nhưng quá trình này đang phát sinh nhiều bất cập khiến cả người dân và cán bộ thuế lúng túng với việc "xác định giá đúng".
“Do vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể từ Tổng cục Thuế để làm căn cứ ấn định thuế TNCN, lệ phí trước bạ nếu giá kê khai thấp hơn giá giao dịch thực tế trên thị trường nên gây rất nhiều khó khăn cho các Chi cục thuế”, nhân viên tại Chi cục Thuế Hoàng Mai cho hay.
Để chống thất thu thuế chuyển nhượng BĐS, Cục thuế các địa phương có tham khảo giá nhà, đất theo giá thị trường để đấu tranh, song song đó là vận động, tuyên truyền người nộp thuế kê khai trung thực giá chuyển nhượng.
Thực trạng này dẫn đến một số cán bộ thuế có biểu hiện tuỳ tiện trong việc áp dụng giá BĐS tính thuế. Tại phiên thảo luận Quốc hội mới đây, đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) cho biết: "Nhiều nơi ở cấp huyện, cán bộ thuế yêu cầu người dân phải chấp nhận giá tính thuế cao hơn 1,2 - 1,5 lần, thậm chí có nơi đến 2 lần giá đất Nhà nước quy định thì mới được giải quyết hồ sơ. Trường hợp giá trong hợp đồng thấp hơn mức trên thì cơ quan thuế "ngâm" hồ sơ, mời lên làm việc nhiều lần hoặc trả hồ sơ vì cho rằng giá trong hợp đồng chưa sát với giá thị trường BĐS theo khảo sát. Tuy nhiên, căn cứ nào xác định giá hợp đồng sát với giá thị trường và áp dụng giá tính thuế cao hơn giá nhà nước quy định thì cơ quan thuế không chỉ ra”.
Đồng bộ các giải pháp để tăng minh bạch
Việc thu thuế chuyển nhượng BĐS nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như lúng túng với việc “xác định giá đúng”, xảy ra tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu. Thông tin với báo chí ngày 4/6 vừa qua, Bộ Tài chính cho biết, đã xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề về tính liêm chính của cán bộ thuế trong công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS.
Trước đó, trả lời về vấn đề đại biểu Phan Thái Bình nêu ra, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, Bộ Tài chính cũng đã có công điện nghiêm cấm cơ quan thuế, cán bộ thuế "nhũng nhiễu" và gây phiền hà cho người dân. "Khi cơ quan các cấp, các ngành giám sát, nếu có tình trạng cơ quan thuế có lót tay, trục lợi, hối lộ thì sẽ xử lý nghiêm", Bộ trưởng nói.
Đưa ra giải pháp để quản lý thuế với hoạt động chuyển nhượng BĐS hiệu quả trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết, sẽ triển khai các giải pháp chống thất thu thuế, đảm bảo minh bạch giao dịch chuyển nhượng BĐS.
Cụ thể, Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung quy định chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng, giúp minh bạch kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ quản lý giao dịch tài sản, bất động sản và quản lý thuế nói riêng.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Thuế khẩn trương tham mưu giải pháp để xác định sát giá thị trường BĐS nhằm tránh thất thu thuế. Đề xuất rà soát các quy định về chuyển nhượng BĐS để sửa đổi nhằm thống nhất, đồng bộ.
Bên cạnh các giải pháp này, Bộ Tài chính cho biết sắp tới sẽ chỉ đạo cơ quan thuế tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích nộp thuế, đồng thời ý thức được những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá không đúng. Tổng cục Thuế cũng sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đã giao dịch và kê khai thuế để làm căn cứ tính thuế.