Đề xuất cách hạn chế mua đi, bán lại nhiều lần bất động sản, giảm đầu cơ
Bộ Xây dựng đề nghị nghiên cứu để ban hành quy định về thuế đối với việc sử dụng, giao dịch, kinh doanh bất động nhằm hạn chế tình trạng mua...
https://www.khudothimoi.org/2022/07/e-xuat-cach-han-che-mua-i-ban-lai-nhieu.html
Bộ Xây dựng đề nghị nghiên cứu để ban hành quy định về thuế đối với việc sử dụng, giao dịch, kinh doanh bất động nhằm hạn chế tình trạng mua đi, bán lại nhiều lần, đầu cơ, găm giữ bất động sản.
Trong báo cáo đánh giá toàn diện thị trường bất động sản năm 2021 và nửa đầu năm nay gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng chỉ ra bất cập của chính sách thuế đối với việc sử dụng bất động sản, hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động khi chưa phân biệt được giữa người sử dụng và đối tượng đầu tư, kinh doanh, mua đi, bán lại nhiều lần dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm giữ bất động sản.
Nêu kiến nghị, Bộ Xây dựng cho rằng cần nghiên cứu, đề xuất để ban hành quy định về thuế đối với việc sử dụng bất động sản, đối với hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động hạn chế tình trạng mua đi, bán lại nhiều lần, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ bất động sản.
Bộ Tài chính đang đề nghị các bộ ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá thực hiện các luật thuế, trong đó có thuế liên quan đến bất động sản (Ảnh: IT).
Theo bộ này, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng chính sách thuế để xử lý tình trạng phát triển nóng của thị trường, chống đầu cơ bất động sản, thực hiện điều tiết để thị trường phát triển ổn định lành mạnh.
Cụ thể, tại Mỹ, Anh, Hong Kong áp dụng hình thức thuế lũy tiến trong mua, bán bất động sản, nhà ở; áp thuế giao dịch đặc biệt trong trường hợp mua bán trong thời gian ngắn (dưới 3 năm, với mức 20% giá trị tài sản); phụ phí đối với đối tượng mua bán bất động sản, nhà ở là pháp nhân nước ngoài.
Còn tại Canada, giai đoạn từ năm 2013, dòng tiền đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản tại các thành phố lớn của Canada tăng vọt, kéo theo nguồn cầu tăng theo, trong khi nguồn cung bất động sản lại đang hạn chế vì không có nhiều quỹ đất phát triển.
Trước tình trạng này, Chính phủ Canada đã đưa ra một số chính sách như khuyến khích người dân bán nhà (dư thừa, không sử dụng) để tăng nguồn cung; đánh thuế cao hơn đối với trường hợp sở hữu nhà ở nhưng không sử dụng để ở mà để kinh doanh nhằm hạn chế người mua nhà để đầu cơ.
Ở Trung Quốc, giai đoạn 2004-2010, lượng vốn đầu tư khổng lồ đổ vào bất động sản khiến giá nhà đất ở Trung Quốc tăng rất cao. Trước tình trạng này, Nhà nước đã ban hành và sửa đổi chính sách thuế mới về bán bất động sản để hạn chế đầu cơ vào bất động sản; ngân hàng nâng lãi suất đối với các khoản vay mua nhà nhằm hạn chế người mua nhà để đầu cơ.
Tại Hàn Quốc, nước này áp dụng đánh thuế lũy tiến (thuế tài sản, thuế sử dụng đất) đối với người có nhiều nhà đất. Hàng năm Nhà nước đánh giá giá trị đất và giá nhà làm cơ sở thu thuế và đánh giá thị trường.
Chính phủ nước này cũng áp dụng Luật Thuế chống đầu cơ, sắc thuế này đánh rất cao vào giao dịch trong thời gian ngắn (mua bán nhà trong vòng 1 năm thuế bằng 50% lợi nhuận, trong vòng 2 năm bằng 40% lợi nhuận, bất động sản chưa có đăng ký mà bán thì thuế là 70%).
Tại Việt Nam, ngày 16/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2114 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19 của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Theo đó, giao Bộ Tài chính chủ trì, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát các Luật thuế để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới.
Hiện Bộ Tài chính đang đề nghị các bộ ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá thực hiện các luật thuế, trong đó có thuế liên quan đến bất động sản. Trên cơ sở tổng hợp vướng mắc, bất cập, Bộ Tài chính sẽ đề xuất hoàn thiện các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến bất động sản và tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế.
Trong báo cáo đánh giá toàn diện thị trường bất động sản năm 2021 và nửa đầu năm nay gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng chỉ ra bất cập của chính sách thuế đối với việc sử dụng bất động sản, hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động khi chưa phân biệt được giữa người sử dụng và đối tượng đầu tư, kinh doanh, mua đi, bán lại nhiều lần dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm giữ bất động sản.
Nêu kiến nghị, Bộ Xây dựng cho rằng cần nghiên cứu, đề xuất để ban hành quy định về thuế đối với việc sử dụng bất động sản, đối với hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động hạn chế tình trạng mua đi, bán lại nhiều lần, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ bất động sản.
Bộ Tài chính đang đề nghị các bộ ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá thực hiện các luật thuế, trong đó có thuế liên quan đến bất động sản (Ảnh: IT).
Theo bộ này, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng chính sách thuế để xử lý tình trạng phát triển nóng của thị trường, chống đầu cơ bất động sản, thực hiện điều tiết để thị trường phát triển ổn định lành mạnh.
Cụ thể, tại Mỹ, Anh, Hong Kong áp dụng hình thức thuế lũy tiến trong mua, bán bất động sản, nhà ở; áp thuế giao dịch đặc biệt trong trường hợp mua bán trong thời gian ngắn (dưới 3 năm, với mức 20% giá trị tài sản); phụ phí đối với đối tượng mua bán bất động sản, nhà ở là pháp nhân nước ngoài.
Còn tại Canada, giai đoạn từ năm 2013, dòng tiền đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản tại các thành phố lớn của Canada tăng vọt, kéo theo nguồn cầu tăng theo, trong khi nguồn cung bất động sản lại đang hạn chế vì không có nhiều quỹ đất phát triển.
Trước tình trạng này, Chính phủ Canada đã đưa ra một số chính sách như khuyến khích người dân bán nhà (dư thừa, không sử dụng) để tăng nguồn cung; đánh thuế cao hơn đối với trường hợp sở hữu nhà ở nhưng không sử dụng để ở mà để kinh doanh nhằm hạn chế người mua nhà để đầu cơ.
Ở Trung Quốc, giai đoạn 2004-2010, lượng vốn đầu tư khổng lồ đổ vào bất động sản khiến giá nhà đất ở Trung Quốc tăng rất cao. Trước tình trạng này, Nhà nước đã ban hành và sửa đổi chính sách thuế mới về bán bất động sản để hạn chế đầu cơ vào bất động sản; ngân hàng nâng lãi suất đối với các khoản vay mua nhà nhằm hạn chế người mua nhà để đầu cơ.
Tại Hàn Quốc, nước này áp dụng đánh thuế lũy tiến (thuế tài sản, thuế sử dụng đất) đối với người có nhiều nhà đất. Hàng năm Nhà nước đánh giá giá trị đất và giá nhà làm cơ sở thu thuế và đánh giá thị trường.
Chính phủ nước này cũng áp dụng Luật Thuế chống đầu cơ, sắc thuế này đánh rất cao vào giao dịch trong thời gian ngắn (mua bán nhà trong vòng 1 năm thuế bằng 50% lợi nhuận, trong vòng 2 năm bằng 40% lợi nhuận, bất động sản chưa có đăng ký mà bán thì thuế là 70%).
Tại Việt Nam, ngày 16/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2114 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19 của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Theo đó, giao Bộ Tài chính chủ trì, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát các Luật thuế để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới.
Hiện Bộ Tài chính đang đề nghị các bộ ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá thực hiện các luật thuế, trong đó có thuế liên quan đến bất động sản. Trên cơ sở tổng hợp vướng mắc, bất cập, Bộ Tài chính sẽ đề xuất hoàn thiện các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến bất động sản và tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế.