Tìm cơ hội mua nhà để ở trong giai đoạn ‘dòng tiền khó’

  Giai đoạn “dòng tiền dễ” đã thực sự đi qua, cùng với đó là chính sách kiểm soát tín dụng thận trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh...

 Giai đoạn “dòng tiền dễ” đã thực sự đi qua, cùng với đó là chính sách kiểm soát tín dụng thận trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có bất động sản. Trong tình hình nguồn cung bị thắt chặt bởi nhiều lý do, mặt bằng giá bất động sản tăng lên trong thời gian tới là điều có thể tính đến. Mua nhà để ở trong giai đoạn “bản lề” này sẽ tận dụng được tối ưu những lợi thế, tín dụng và mặt bằng giá cả.

Đây là nhận định của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) trong báo cáo thị trường bất động sản quí 2 với chủ đề “Dòng tiền khó”. Theo VARS, nền kinh tế Việt Nam đã bước qua nửa năm 2022 với dấu hiệu phục hồi rõ nét sau đợt tàn phá bất ngờ bởi dịch bệnh Covid-19 nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, những rủi ro từ nguy cơ lạm phát vẫn đang hiện hữu và những điều chỉnh về chính sách tiền tệ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản.

Cơ hội mua nhà để ở trong giai đoạn dòng tiền khó. Ảnh minh họa: Minh Hoàng

Theo VARS, dù đại diện Ngân hàng Nhà nước đã chính thức phát ngôn không có chủ trương siết tín dụng. Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi Thông tư 39/2016 lại đưa ra nhiều tín hiệu dòng tiền sẽ bị thắt chặt với kênh đầu tư này.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất quy định chặt chẽ hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ… của các khoản vay mua nhà để ở, đặc biệt là các khoản vay với số tiền lớn. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo còn bổ sung loạt nhu cầu vốn yêu cầu các ngân hàng không được cho vay như cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch với bên thứ ba; cho vay thanh toán tiền đặt cọc dự án chưa đủ điều kiện…

Dữ liệu của VARS cũng cho thấy thanh khoản trên thị trường bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt so với giai đoạn sốt đất nửa cuối năm trước và đầu năm nay. Trong nửa đầu năm 2022, riêng phân khúc căn hộ có gần 22.800 căn được chào bán – trong đó quá nửa là các căn hộ thấp tầng, đất nền. Hầu hết căn hộ chung cư đều là từ các dự án đã chào bán trước đó, tình hình cấp phép rất hạn chế. Tỷ lệ hấp thụ các căn hộ tiếp tục duy trì mức 51% như năm 2021.

Hiệp hội này nhận định, giai đoạn dòng tiền dễ đã thực sự đi qua, cùng với đó là chính sách kiểm soát tín dụng thận trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có bất động sản. Việc mua nhà để đầu tư, đặc biệt khi sử dụng các đòn bẩy tài chính cần được cân nhắc. Dòng tiền cần chờ đợi những cơ hội thực sự an toàn trong tương lai sau khi cân nhắc kỹ càng những yếu tố vĩ mô.

“Sự phục hồi của nền kinh tế kéo theo nhu cầu bất động sản tăng cao ở tất cả các phân khúc, từ căn hộ đến văn phòng cho thuê, nhà xưởng, bất động sản bán lẻ… Đặc biệt trong tình hình nguồn cung bị thắt chặt bởi nhiều lý do, mặt bằng giá bất động sản tăng lên trong thời gian tới là điều có thể tính đến. Mua nhà để ở trong giai đoạn “bản lề” này sẽ tận dụng được tối ưu những lợi thế, tín dụng và mặt bằng giá cả”, VARS nhấn mạnh.

Nhận định về thị trường nửa cuối năm, VARS cho rằng với quỹ đất hạn chế, tốc độ cấp phép dự án chậm cùng với một số chính sách kiểm soát tín dụng khiến thị trường bất động sản cuối năm có thể lâm vào tình trạng hụt nguồn cung.

“Những bất cập trong kênh huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp khiến chủ đầu tư đang gặp khó khăn trong việc triển khai dự án. Ngoài ra, việc cấp phép chậm cho các dự án khiến nguồn cung bất động sản nhà ở gặp khó”, báo cáo phân tích.

Theo đơn vị này, nguồn cung bị thắt chặt trong khi nhu cầu được thúc đẩy là các yếu tố khiến giá bất động sản phân khúc căn hộ sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, bất chấp giao dịch sẽ trầm lắng. VARS dự báo mức giá bất động sản nhà ở sẽ tăng bình quân khoảng 10% trong nửa cuối năm.

Về bất động sản công nghiệp, hội này dự báo sẽ khởi sắc cả về nguồn cung lẫn nhu cầu. Tỷ lệ lấp đầy 80-85% tại các khu công nghiệp sẽ tiếp tục được duy trì trong nửa cuối năm.

Related

Tin tức 4251739630745073268

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -