Vốn tín dụng đang ưu tiên cho phân khúc bất động sản nào?

Tại cuộc họp mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề nghị các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để có d...


Tại cuộc họp mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề nghị các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất, đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế trong đó có nhu cầu chính đáng của người dân vay mua nhà ở…

Vốn tín dụng đang ưu tiên cho phân khúc bất động sản nào?

Thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) cho rằng cần đánh giá một cách khách quan, trung thực những vướng mắc của thị trường bất động sản để từ đó có giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường an toàn, lành mạnh, bền vững.

Dù thị trường bất động sản có những giai đoạn tăng trưởng cao, nhưng hiện nay thị trường này đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có khó khăn đến từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Phân khúc bất động sản mà theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cần được ưu tiên gói tín dụng là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Việc Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng được xem là cần thiết với thị trường bất động sản giai đoạn này.

Room tín dụng cũng được mở với phân khúc bất động sản bình dân. Các ngân hàng này đồng ý dành một gói tín dụng cho lĩnh vực này trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất. Đây được xem là động thái tích cực với thị trường vất động sản.

“Về lãi suất, NHNN đang cố gắng điều hành, điều tiết tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cố gắng giảm mặt bằng lãi suất. Chúng tôi sẽ chỉ đạo tổ chức tín tiếp tục làm việc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

Mới đây, trong các những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thì việc các ngân hàng sẽ ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính, dự án khả thi, đảm bảo pháp lý, phục vụ nhu cầu thực…được quan tâm.

2fg.jpeg
Bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực, quy hoạch bài bản tiếp tục được ưu tiên dòng vốn tín dụng trong năm 2023. 

Phát biểu tại Hội nghị về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, đây là lĩnh vực đặc thù, cần nhiều thời gian và nguồn vốn lớn để thực hiện một dự án. Do đó, Thứ trưởng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vay vốn, đặc biệt là cố gắng giải ngân tiếp cho các dự án đang thực hiện dở dang, các dự án có đầy đủ pháp lý.

Theo đó, các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất, đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế trong đó có nhu cầu chính đáng của người dân vay mua nhà ở. Cần tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án khả thi, có pháp lý rõ ràng, minh bạch, sớm đi vào hoàn thành sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, có khả năng trả nợ vay đầy đủ…

Động thái điều chỉnh dòng vốn tín dụng đồng nghĩa, dự án, chủ đầu tư được ưu tiên dòng vốn phải đáp ứng được nhiều yếu tố cùng lúc. Trước hết, dự án phải đầy đủ các hồ sơ như giấy tờ bàn giao đất, các loại giấy phép về xây dựng, mở bán sản phẩm… Ngoài ra, các yếu tố được xem xét sẽ là: uy tín, kinh nghiệm phát triển, năng lực chủ đầu tư được thẩm định thông qua các dự án đã phát triển trước đó, khả năng thanh khoản tốt, sản phẩm phục vụ mục đích thực của người ở.

Dòng sản phẩm bất động sản được quy hoạch bài bản được cho là sẽ tiếp tục được ưu tiên dòng vốn tín dụng dồi dào trong năm 2023. Số tiền được giải ngân cho lĩnh vực bất động sản sẽ ưu tiên cho các chủ đầu tư lớn, các dự án lớn đang triển khai, các hồ sơ vay của cá nhân đã được cấp tín dụng đang “pending”.

Với người vay mua nhà trong các dự án do chủ đầu tư phát triển, nếu chủ đầu tư có quỹ đất sạch, pháp lý đầy đủ, uy tín trên thị trường thì dự án luôn nằm trong danh sách được các ngân hàng ưu tiên cho vay.

Rõ ràng, bài toán “gỡ khó” cho thị trường bất động sản ở thời điểm này là việc tuyển lựa, hạn chế “cào bằng” doanh nghiệp để tập trung vốn vào những nhà phát triển bất động sản có đủ sức khỏe, năng lực.

Về dài hạn, với những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý, khó khăn trong huy động vốn đa kênh… kỳ vọng sẽ sớm được giải quyết, từ đó khơi thông được nguồn cung, thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn.

Có thể thấy, NHNN không quy định room tín dụng riêng cho ngành nào mà tùy khẩu vị rủi ro, từng ngân hàng để có thể xem xét cho vay đối với các phân khúc trong tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng chung mà NHNN cấp. Thời gian qua Thủ tướng Chính phủ, NHNN Việt Nam chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng hiện có nhiều yếu tố khách quan tác động lên mặt bằng lãi suất. 6 tháng cuối năm được dự báo áp lực lạm phát giảm bớt, lãi suất chung cũng có xu hướng giảm xuống, lãi suất cho vay lĩnh vực bất động sản cũng giảm theo.

Thực tế, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, không chỉ ngân hàng mà các bộ, ngành phải cùng vào cuộc. Với NHNN cần xem xét giãn lộ trình điều chỉnh quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN: từ ngày 1/10/2023 còn 30% sang tháng 6/2024. Đồng thời, xem xét áp dụng hệ số rủi ro ở mức phù hợp cho một số loại hình bất động sản đáp ứng nhu cầu thiết yếu và thu hút đầu tư như KCN, xây dựng nhà xưởng cho thuê, nhà ở xã hội, chung cư phân khúc trung cấp … đồng thời tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với các loại hình bất động sản này.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/9zHPBX5

Bài gốc: Vốn tín dụng đang ưu tiên cho phân khúc bất động sản nào?

Related

Tin tức 8001594866506156913

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -