Bức tranh kinh doanh của Gamuda Land ra sao dưới thời ông Dennis Ng Teck Yow – người vừa về làm CEO của Novaland?
Theo các thông tin công bố, năm 2022, doanh thu của Gamuda Land đạt 290 triệu USD và Việt Nam là thị trường đóng góp lớn nhất vào chiếc bá...
Theo các thông tin công bố, năm 2022, doanh thu của Gamuda Land đạt 290 triệu USD và Việt Nam là thị trường đóng góp lớn nhất vào chiếc bánh doanh thu của Gamuda Land.
Mới đây, tập đoàn Novaland mới công bố thông tin ông Dennis Ng Teck Yow sẽ đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc của Tập đoàn thay cho ông Nguyễn Ngọc Huyên, kể từ 17/03/2023.
Được biết, ông Dennis Ng Teck Yow tốt nghiệp tại trường Đại học Hull, Anh Quốc với bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA). Ông cũng là thành viên của nhiều hiệp hội về Tài chính – Ngân hàng và Xây dựng quốc tế.
Tại Novaland, ông Dennis Ng Teck Yow đã dẫn dắt đội ngũ triển khai các Dự án thương mại, Dự án nhà ở, khu Đô thị tích hợp…. Trước đó, ông Dennis Ng Teck Yow cũng đã đảm đương chức vụ cấp cao tại nhiều Tập đoàn quốc tế trong nhiều lĩnh vực như phát triển chiến lược kinh doanh, xây dựng bộ máy tổ chức nhân sự, thẩm định đầu tư, tài chính, kế toán…
Đáng chú ý, ông Dennis Ng Teck Yow từng là Tổng Giám đốc của Gamuda Land Việt Nam – một trong những công ty hàng đầu của Myanmar trước khi ông nhận chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
Gamuda Land kinh doanh ra sao?
Gamuda Land được thành lập vào năm 1995 tại Myanmar, Tập đoàn này được xem là bộ phận phát triển bất động sản của Gamuda Berhad, tập đoàn, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hàng đầu Malaysia. Trong việc phát triển các khu đô thị cộng đồng tại Malaysia, Úc, Singapore và cả Việt Nam, Tập đoàn Gamuda Land đã có những thành tích ấn tượng.
Tại 4 quốc gia gồm: Malaysia, Singapore, Việt Nam và Úc, Gamuda Land đã kiến tạo nên 12 khu đô thị và 9 dự án cao ốc tích hợp quy mô lớn. Với 28 năm kinh nghiệm phát triển khu đô thị và cao ốc, thành tích này là con số không bất ngờ của doanh nghiệp này. Tổng giá trị phát triển của những dự án này lên đến trên 5.5 tỷ USD.
Năm 2019, tại Diễn đàn M&A Việt Nam, ông Dennis Ng Teck Yow cho biết ban đầu Gamuda Land dự tính tìm kiếm đối tác Việt Nam để cùng hợp tác phát triển dự án hoặc là sẽ mua lại dự án của doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, kế hoạch sau đó đã được thay đổi. Khi đó ông cũng khẳng định là trong tương lai chắc chắn Tập đoàn sẽ có đối tác là doanh nghiệp của Việt Nam.
Hiện tại, Gamuda Land đang đầu tư hai khu đô thị Gamuda City quy mô 274 ha tại quận Hoàng Mai, Hà Nội và Celadon City rộng 82 ha tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng của công ty này cũng nằm tại Quận Tân Phú, Tp.HCM, một chi nhánh khác được đặt tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Gamuda Land đã được ghi nhận là một trong Top 5 Nhà phát triển bất động sản nước ngoài hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Theo các số liệu công bố cho hay, năm 2022, tập đoàn cso doanh thu 290 triệu USD, Việt Nam chính là nơi đóng góp lớn nhất vào kết quả doanh thu này bên cạnh các thị trường ngoài nước khác của Gamuda Land. Con số này vượt qua cả các thị trường mạnh như Úc, Singapore, Đài Loan.
Gamuda Land vẫn được đánh giá là một trong những tập đoàn thi công, xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu tại đất nước Malaysia.
Trong năm 2022 vừa qua, Gamuda Land công khai đã nắm thành công 2 thương vụ M&A có giá trị lớn, bao gồm một thương vụ tại Thành phố mới Bình Dương từ TDC, đó là mua lại dự án Artisan Park và cách sau đó không lâu, Tập đoàn này đã sáp nhập một công ty nội địa để qua đó sở hữu Elysian.
Theo chia sẻ của ông Angus Liew, Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam tại một buổi hội thảo kinh tế gần đây, thì để đạt được mục tiêu doanh thu 2 tỉ USD hằng năm trong kế hoạch 5 năm mở rộng, Gamuda Land sẽ tiếp tục mở rộng quy mô tại Việt Nam, đây cũng là bước đi quan trọng mà Tập đoàn hướng tới.
“Chiến lược của chúng tôi là đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình như khu phức hợp cao tầng, nhà phố thương mại… bằng cách M&A, thu mua và phát triển các dự án QTP (Quick Turnaround Project – Dự án xoay dòng vốn nhanh). Mục tiêu của chúng tôi là cho ra mắt từ 10 đến 15 dự án mới nữa trong vòng 5 năm tới”, Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam chia sẻ.
Điểm nhấn mang tên Gamuda City tại Hà Nội
Tại Hà Nội, điểm nhấn ghi dấu ấn của Gamuda Land là dự án Gamuda City. Theo giới thiệu của Gamuda Land, Gamuda City là một trong những dự án đô thị quy mô nhất tại Việt Nam trải rộng trên khuôn viên 274ha. Tọa lạc tại vị trí chiến lược cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ vài phút đi xe, Gamuda City được ôm trọn trong vòng tay xanh mát và thanh bình của công viên Yên Sở thoáng rộng. Với diện tích liên hợp 102ha bao gồm những vườn xanh nhân tạo và các hồ nước tự nhiên, công viên Yên Sở được ví như “lá phổi xanh” đô thị lớn nhất Hà Nội, đem lại một không gian sống trong lành với cảnh quan tuyệt đẹp cho các cư dân sẽ sống và làm việc tại Gamuda City.
Gamuda City cũng là một trong những dự án BT (xây dựng – chuyển giao) quy mô bậc nhất được thành phố Hà Nội giao cho chủ đầu tư Gamuda Land thực hiện.
Liên quan đến dự án trên, vào tháng 11/2022, tại Quyết định 3751/QĐ-UBND, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu Gamuda Land Việt Nam phối hợp chặt chẽ và cung cấp hồ sơ liên quan đến dự án BT Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và một số dự án đang đầu tư khác.
Theo Quyết định trên, bên cạnh việc giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam và chủ sở hữu (Gamuda Berhad) có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục với thành viên Tổ công tác; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các tài liệu, hồ sơ, căn cứ pháp lý khác cho Tổ công tác (thông qua Tổ giúp việc) trong quá trình xem xét quyết toán Công trình Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao và thực hiện thủ tục các dự án đầu tư đang triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu Gamuda Land Việt Nam và chủ sở hữu (Gamuda Berhad) chịu trách nhiệm theo pháp luật Việt Nam về tính chính xác, trung thực, đầy đủ, toàn vẹn và các yêu cầu pháp lý theo quy định đối với hồ sơ, tài liệu cung cấp.
Cũng theo Quyết định 3751/QĐ-UBND, Tổ trưởng Tổ công tác được chỉ định là Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn, 02 Phó Tổ trưởng là Giám đốc Sở KH&ĐT và Phó Giám đốc Sở TN&MT.
Đặc biệt, trong danh sách Tổ viên Tổ Công tác nói trên có Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam ông Dennis Ng Teck Yow.
Liên quan đến dự án BT Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, đây là dự án được thực hiện theo Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao số 3586/2011/HĐBT-HN ngày 29/09/2011 dự án Công trình xử lý nước thải Yên Sở giữa UBND thành phố Hà Nội và Gamuda Berhad, Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam.
Tại dự án trên, năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã có Báo cáo Kiếm toán gửi kèm theo văn bản số 65/KTNN-TH ngày 20/01/2017 của Kiểm toán Nhà nước về việc Báo cáo kiểm toán Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở theo hình thức Hợp đồng BT.
Cũng tại dự án trên, năm 2017, Thanh tra Chính phủ cũng đã có Văn bản số 1422/KL-TTCP ngày 06/6/2017 của Thanh tra Chính phủ kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, vốn là dự án xây dựng đối ứng cho dự án Gamuda City.
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Nguồn: https://ift.tt/k1B8Vtp
Bài gốc: Bức tranh kinh doanh của Gamuda Land ra sao dưới thời ông Dennis Ng Teck Yow – người vừa về làm CEO của Novaland?