Những vấn đề pháp lý đặt ra khi bắt buộc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM)
Việc Chính phủ yêu cầu bắt buộc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng theo lộ trình bắt đầu từ năm 2023 được...
Việc Chính phủ yêu cầu bắt buộc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng theo lộ trình bắt đầu từ năm 2023 được xem là cần thiết. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu vẫn có một số vấn đề pháp lý cần sớm được xem xét.
Áp dụng bắt buộc Mô hình BIM từ 2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) với lộ trình cụ thể như sau.
Giai đoạn 1: Từ năm 2023, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp I, cấp đặc biệt của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.
Giai đoạn 2: Từ năm 2025, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp II trở lên của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.
Quyết định quy định đối với các dự án, công trình xây dựng bắt buộc áp dụng BIM, tệp tin BIM là một thành phần trong hồ sơ thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn thành công trình. Chủ đầu tư hoặc đơn vị chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm cung cấp tệp tin BIM cùng với loại hồ sơ khác theo quy định khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, xin cấp phép xây dựng và nghiệm thu công trình.
Đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn khác, Chủ đầu tư cung cấp tệp tin BIM khi thực hiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, xin cấp phép xây dựng, nghiệm thu công trình theo lộ trình sau: công trình cấp I, cấp đặc biệt từ năm 2024; từ năm 2026, bổ sung thêm công trình cấp II.
Bốn vấn đề pháp lý đặt ra
Liên quan đến công tác áp dụng mô hình BIM tại Việt Nam, theo một đề tài do nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Luật Hà Nội, phụ trách bởi ThS. Nguyễn Mai Linh công bố mới đây, từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam cho thấy cần có một số vấn đề pháp lý cần được đặc biệt quan tâm, chú ý.
Một là, trách nhiệm pháp lý và rủi ro của các bên
BIM đại diện cho một mô hình mới trong ngành Kiến trúc và Xây dựng (Architecture Engineering and Construction – AEC), một mô hình khuyến khích tích hợp vai trò của tất cả các bên liên quan trong một dự án như chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu và tất cả những người đóng góp thông tin vào mô hình thiết kế. Do vậy yêu cầu về tính cẩn trọng và nỗ lực đóng góp cho mô hình dự án là rất lớn.
Từ thực tiễn của các quốc gia đi đầu trong việc áp dụng BIM như Anh và Hoa Kỳ, các quy định về việc phân chia trách nhiệm và rủi ro cho các bên được coi là một phần tất yếu của hợp đồng xây dựng. Trách nhiệm chung của các thành viên tham gia vào dự án xây dựng là nghĩa vụ cẩn trọng, đảm bảo sự chính xác của thông tin mô hình, duy trì tính bảo mật và không làm phương hại đến mô hình thiết kế chung.
Theo đó, các quy định này cần đảm bảo tính công bằng giữa các bên, mỗi bên tham gia đều phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần đóng góp của mình cho dự án. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cần mở rộng quy định về việc chia sẻ trách nhiệm trong việc xuất hiện lỗi phần mềm, rủi ro kỹ thuật khi sử dụng BIM.
Hai là, vấn đề bảo mật
BIM là trung tâm của một quá trình tương tác phức tạp giữa con người, quản lý thông tin và công nghệ. Vì vậy, tất cả các thành viên của dự án cần hiểu tầm quan trọng của an ninh mạng. Đối với những dự án có giá trị càng lớn, chủ đầu tư càng phải thiết lập những biện pháp bảo vệ thông tin của mô hình chặt chẽ hơn.
Trên thực tế, các cường quốc lớn như Anh, Mỹ hay bất kì quốc gia nào có dự án sử dụng BIM, chủ đầu tư đều thiết lập những biện pháp bảo mật như chỉ định cá nhân có trách nhiệm giám sát, bảo vệ thông tin mô hình, quy định biện pháp xử lí đối với những cá nhân vi phạm về bảo mật thông tin… Để đảm bảo tối đa những thông tin bí mật của dự án xây dựng sử dụng BIM, trong một tương lai gần, khung pháp lý về BIM của Việt Nam cần quy định về những nghĩa vụ tối thiểu mà người quản lý mô hình phải thực hiện để duy trì tính bảo mật của mô hình, các trường hợp vi phạm bảo mật và mức độ xử lý phù hợp với từng trường hợp.
Ba là, quyền sở hữu trí tuệ
Kinh nghiệm tại Anh và Hoa Kỳ cho thấy, cần có quy định chặt chẽ về vấn đề sở hữu trí tuệ. Hiện nay, khi công nghệ số đang có những bước phát triển không ngừng, việc truyền phát, sao chép dữ liệu và thông tin xảy ra khá phổ biến. Do vậy, cần có quy định để bảo vệ sản phẩm mô hình của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, BIM được thiết kế và đóng góp xây dựng từ rất nhiều chủ thể, việc quy định ai là người có quyền sở hữu thiết kế, sở hữu thông tin có trong mô hình là điều hết sức cần thiết. Để quyền sở hữu trí tuệ được thực thi một cách hiệu quả, bên cạnh những quy định về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và năm 2019, pháp luật Việt Nam cần bổ sung những quy định về phạm vi chuyển giao quyền sử dụng mô hình BIM, nội dung, hình thức của giấy phép chuyển nhượng nên được tích hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và thành viên nhóm dự án hay lập một thỏa thuận riêng biệt.
Bốn là, sử dụng BIM trong hợp đồng xây dựng
Thực tiễn cho thấy, các công trình hay dự án sử dụng BIM thường không đề cập đến BIM trong hợp đồng. Kết quả là khi có tranh chấp liên quan đến BIM sẽ không có điều khoản hợp đồng để hỗ trợ giải quyết. Hoặc trường hợp các bên trong hợp đồng có thể đã thỏa thuận trước về trách nhiệm pháp lý của các bên và chuyển giao rủi ro. Tuy nhiên, không thể đảm bảo rằng, nội dung thỏa thuận do các bên dự liệu được các loại rủi ro về mô hình BIM sẽ xảy ra. Tại Việt Nam, BIM vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ, nhiều doanh nghiệp chưa biết cách đưa BIM vào hợp đồng xây dựng.
Khi áp dụng đầy đủ các khía cạnh của BIM, điều cần thiết là thống nhất một mẫu chung trong việc áp dụng BIM vào hợp đồng xây dựng để đảm bảo có đầy đủ các điều khoản quy định về những mối quan hệ khác nhau giữa các bên tham gia vào dự án xây dựng. Việt Nam có thể ban hành một hợp đồng mẫu hoặc tài liệu đi kèm với hợp đồng có quy định về việc sử dụng BIM tương tự như tài liệu E203TM – 2013 của AIA (Hoa Kỳ).
Theo xu hướng của các nước đi trước như Anh và Hoa Kỳ, Việt Nam cần hỗ trợ cho các chủ thể sử dụng mô hình BIM trong việc xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý và chuyển giao rủi ro đặc biệt là trong vấn đề quản lý thông tin để họ có thể tham khảo và sử dụng nó khi soạn thảo và ký kết hợp đồng.
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Nguồn: https://ift.tt/G4D2aYq
Bài gốc: Những vấn đề pháp lý đặt ra khi bắt buộc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM)