Bác xe ôm Quận 1 (TPHCM): “Dãy nhà mặt phố này từng cho thuê lên đến 1 tỷ/tháng nhưng đóng cửa im lìm suốt từ năm ngoái tới nay, giờ thành chỗ làm ăn cho mấy bà bán rong”
Từng có giá thuê hơn 1 tỉ đồng mỗi tháng, suốt mấy tháng qua mặt bằng trung tâm quận 1 bỏ trống, làm chỗ cho gánh hàng rong. Loạt mặt b...
Từng có giá thuê hơn 1 tỉ đồng mỗi tháng, suốt mấy tháng qua mặt bằng trung tâm quận 1 bỏ trống, làm chỗ cho gánh hàng rong.
Loạt mặt bằng trung tâm quận 1 bỏ trống, ế dài
Chạy xe trên đoạn đường gần 3 cây số thuộc Hai Bà Trưng, quận 1, chúng tôi đếm đến hơn 40 mặt bằng bỏ trống. Biển bảng cho thuê dán chằng chịt khắp nơi. Có một số mặt bằng ở trạng thái cũ kĩ, trở thành nơi tụ tập buôn bán của gánh hàng rong, xe ôm…
Đáng nói, có một số mặt bằng quy mô lớn, giá thuê hàng tỉ đồng mỗi tháng “nằm không” gần nửa năm nay. Tại góc Nguyễn Văn Chiêu và Hai Bà Trưng (quận 1), một mặt bằng cho thuê liên tiếp 3 căn đã bỏ trống từ cuối năm 2022 đến nay. Giá thuê nguyên cụm 1 tỉ đồng/tháng. Tuy nhiên, chủ nhà có thêm phương án thuê tách các mặt bằng tuỳ vào nhu cầu kinh doanh của khách thuê. Theo tìm hiểu, dù thuê tách thì mỗi mặt bằng tại đây cũng có giá lên đến 300-400 triệu đồng/tháng, hiện vẫn im lìm chưa có khách chốt.
Trong khi đó, các mặt bằng nhỏ diện tích 30-40m2 tại Hai Bà Trưng có giá thuê dao động từ 45-65 triệu đồng/tháng cũng bị bỏ trống khá nhiều.
“Mấy mặt bằng này để trống từ trước Tết nguyên đán rồi. Giờ thành chỗ làm ăn cho mấy bà bán hàng rong. Lâu lắm rồi cũng không thấy có người đến mở cửa cho khách xem nhà gì cả…”, một bác xe ôm trên đường Hai Bà Trưng, quận 1 (Tp.HCM) cho biết.
Ghi nhận cho thấy, khoảng cách giữa các mặt bằng trống trên tuyến Hai Bà Trưng rất gần nhau. Cách vài căn lại có mặt bằng bỏ trống. Có mặt bằng bỏ trống từ đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa tìm được khách thuê. Một cô bán hàng rong ngồi trước mặt bằng này cho biết: “Tôi ngồi bán ở đây lâu lắm rồi, từ đầu năm ngoái đến nay, nhà này vẫn chưa thấy mở cửa”. Liên hệ với môi giới trên tờ dán được biết, mặt bằng rộng 80m2 này có giá thuê 400 triệu đồng/tháng. Khách thuê trả mặt bằng từ tháng 3/2022. Hiện có thể thương lượng giảm chút xíu nếu khách thiện chí thuê.
Từ tuyến đường Hai Bà Trưng cắt qua các con đường sầm uất quận 1 như Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đình Chiểu, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu…cũng có khá nhiều mặt bằng bỏ trống. Tuy nhiên, so với đường Hai Bà Trưng thì tỉ lệ mặt bằng bỏ trống ít hơn.
Nối dài tuyến đường Hai Bà Trưng, chạy xuống đường Phan Đình Phùng, P.7, Quận Phú Nhuận cũng ghi nhận loạt mặt cho thuê đang “ế dài”. Các biển bảng thuê và số điện thoại của môi giới dán chồng lên nhau. Có một số mặt bằng khách thuê trả từ sau dịch Covid-19 (cuối năm 2021) đến nay vẫn chưa có khách mới vào thuê. Một môi giới cho thuê cho biết, có một số mặt bằng sau khi khách thuê trả có vài khách mới vào thuê nhưng chỉ được vài tháng rồi trả tiếp. Sau nhiều năm không tu sửa, các mặt bằng này cũ kĩ nên cũng kén khách thuê. Trong khi chủ nhà không chịu giảm giá cho thuê.
Giá cho thuê mặt bằng tại tuyến đường này dao động từ 35-70 triệu đồng/tháng (tuỳ vị trí, diện tích).
Kế bên, tuyến đường Phan Đăng Lưu, nối dài Bạch Đằng (Q.Phú Nhuận) có khoảng hơn 20 mặt bằng bỏ trống. Đây vốn là tuyến đường buôn bán sầm uất của Q.Phú Nhuận, liền kề Q.Bình Thạnh, Q.uận 1, tuy nhiên thời gian qua tỉ lệ mặt bằng bỏ trống tăng lên. Trước đây, để kiếm được mặt bằng trên tuyến đường này có giá 25-35 triệu đồng/tháng khá khan hiếm. Gần như có mặt bằng nào trong khoảng giá này ra hàng đều có người vào thuê nhanh chóng. Hiện tại, với các mặt bằng giá trên dưới 35 triệu đồng/tháng đều khó cho thuê. Chủ nhà sẽ bớt giá từ 1-2 triệu đồng/tháng với các mặt bằng để lâu, nhằm kéo khách.
Giá thuê không có dấu hiệu giảm
Dù ế, nhiều mặt bằng cho thuê không giảm giá; thậm chí vẫn tăng đều theo năm. Ghé mặt bằng đang kinh doanh cafe sát cạnh mặt bằng đang bỏ trống tại Q.1 được biết, đầu năm 2023 chủ nhà tiếp tục tăng thêm 5%, mặc dù việc kinh doanh gần năm nay giảm sút hơn trước.
Nhà phố cho thuê tại khu vực trung tâm Tp.HCM vẫn được các chủ nhà tăng giá bất chấp thực tế việc khách thuê trả mặt bằng ngày càng nhiều do chịu ảnh hưởng bởi sự khó khăn chung của nền kinh tế. Với các mặt bằng bỏ trống, liên hệ môi giới được biết, chủ nhà đưa ra mức giá đó gần như không thương lượng, hoặc nếu có thì rất ít. Mức giá thuê là hợp đồng trong vòng 2 năm cố định, sau đó tăng giá 5-10%, tuỳ vị trí.
Số liệu từ một đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy trong những tháng đầu năm 2023 mặt bằng cho thuê tại Tp.HCM diễn biến trái chiều. Dù nhu cầu tìm thuê giảm nhưng giá chào thuê lại vẫn trên đà tăng từ 5-8% so với cuối năm 2022, thậm chí một số quận trung tâm giá thuê tăng mạnh.
Số liệu từ một đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy trong những tháng đầu năm 2023 mặt bằng cho thuê tại Tp.HCM diễn biến trái chiều. Dù nhu cầu tìm thuê giảm nhưng giá chào thuê lại vẫn trên đà tăng từ 5-8% so với cuối năm 2022, thậm chí một số quận trung tâm giá thuê tăng mạnh.
Theo báo cáo thị trường quý 1/2023 của Batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm kiếm nhà phố cho thuê Tp.HCM giảm ở các quận nội thành như quận 9 (giảm 58%), quận 7 (giảm 52%), quận Phú Nhuận (giảm 50%), quận 3 (giảm 45%), quận 2 (giảm 48%), quận 1 (giảm 40%)… so với quý IV-2022. Riêng trong tháng 4/2023, lượt tìm kiếm nhà phố cho thuê ở Tp.HCM giảm thêm 5%, lượng tin rao thuê giảm 20% so với tháng 3. Xét chung trên toàn thị trường, nhu cầu tìm thuê nhà phố của cả nước trong bốn tháng đầu năm đã giảm 8%, lượng tin rao thuê giảm 19% so với cùng kỳ nhưng giá thuê vẫn đều đặn tăng. Cụ thể, giá thuê nhà phố ở quận Phú Nhuận tăng 9%, quận 3 tăng 13%, quận 7 tăng 11% và quận 10 tăng 2%. Ở khu vực trung tâm, giá thuê nhà phố ở quận 1 tăng hơn 17%.
Tại tuyến đường Hai Bà Trưng, Q.1, giá cho thuê từ thời điểm sau dịch đến nay gần như không giảm. Mức giá thuê mặt bằng tại đây dao động từ 200 triệu đến 1 tỉ đồng/tháng (tuỳ diện tích mặt bằng). Với tình hình kinh doanh khó khăn hơn trước, tiền mặt bằng chiếm phần lớn chi phí khiến nhiều khách thuê đóng cửa trả mặt bằng hoặc dịch chuyển mặt bằng đi nơi khác với chi phí mềm hơn.
Tìm hiểu được biết, các mặt bằng tăng giá thuê theo các chi phí phát sinh. Chủ nhà đang vay ngân hàng đầu tư và thế chấp chính căn nhà này. Vì thế, khi lãi suất tăng, họ sẽ tính phần tăng giá thuê theo năm.
Ngoài ra, nhiều mặt bằng quận trung tâm niêm yết giá cho thuê bằng USD cũng khiến cho giá thuê nhà tăng theo thời gian. Khi tỉ giá USD biến động, tiền VND mất giá khiến giá cho thuê mặt bằng ngày càng tăng.
Thực tế, có trường hợp chủ nhà chấp nhận câu chuyện “thà đóng cửa chứ không giảm giá”.
Trước đây, để giữ chân người thuê cũng như hỗ trợ một phần cho khách, nhiều chủ nhà đã chọn cách hạ giá thuê từ 30-50% trong thời điểm tháng 4, tháng 5/2020. Tuy nhiên với làn sóng Covid-19 lần 2 bùng nổ trong tháng 7/2020 cho đến nay, nhiều chủ nhà không còn chấp nhận việc giảm giá thêm.
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Nguồn: https://ift.tt/VADl1vZ
Bài gốc: Bác xe ôm Quận 1 (TPHCM): “Dãy nhà mặt phố này từng cho thuê lên đến 1 tỷ/tháng nhưng đóng cửa im lìm suốt từ năm ngoái tới nay, giờ thành chỗ làm ăn cho mấy bà bán rong”