Gia Lâm sắp lên quận, giá bất động sản khu vực này có tăng vọt như Hà Đông năm 2009?
Theo thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường, sau giai đoạn lên quận của Hà Đông, chung cư khu Tây vẫn có tăng trưởng giá đều 7%/năm...
Theo thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường, sau giai đoạn lên quận của Hà Đông, chung cư khu Tây vẫn có tăng trưởng giá đều 7%/năm. Với khu Đông trong đó có Gia Lâm, ở giai đoạn trước khi lên quận, giá chung cư sơ cấp tăng 16%/năm.
Hồi tháng 3 năm nay, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành kế hoạch số 68 triển khai đề án đầu tư, xây dựng năm huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng thành quận.
Theo đó, lộ trình đến tháng 7/2023 UBND TP. Hà Nội sẽ trình HĐND thành phố thông qua chủ trương đưa hai huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận trước. Chủ trương này sẽ tiếp tục được trình lên Chính phủ và Thường vụ Quốc hội ngay trong quý 4 năm nay.
Sau khi thành phố Hà Nội ra quyết định Gia Lâm lên quận vào năm 2023, vốn đầu tư rót về đây cũng tăng theo. Trong bản đồ quy hoạch Gia Lâm giai đoạn 2021-2030 của Sở Tài nguyên và Môi trường, gần 200 dự án đang và sẽ được đầu tư, trong đó phải kể tới các công trình giao thông trọng điểm kết nối nội bộ và khu vực lân cận.
Trước những sự chuyển biến ở khu vực này và nhìn từ trường hợp Hà Đông lên quận năm 2009, liệu giá bất động sản có tăng vọt khi “quận Gia Lâm” chính thức về đích?
Ông Trần Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng, One Mount Real Estate chia sẻ: “Quy luật thị trường cho thấy, hạ tầng mở rộng đến đâu, giá bất động sản lên theo đến đấy. Đầu tiên, giá sẽ tăng mạnh khi có “thông tin lên quận”, chủ yếu diễn ra ở phân khúc đất nền. Sau đó, giá sẽ tăng đều trở lại khi quận/huyện đó hình thành khu dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ. Với câu chuyện huyện lên quận, việc tăng giá là điều đương nhiên nhưng quan trọng là chu kỳ tăng giá sẽ như thế nào, và việc tăng giá cũng tùy thuộc vào khu vực, phân khúc sản phẩm bất động sản đó có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không”.
Ông Tiến cũng cho biết, ở Gia Lâm, các loại hình bất động sản khá đa dạng cho nhà đầu tư lựa chọn. Tuy nhiên ở giai đoạn này, đất nền trầm lắng và ít thanh khoản. Với nhà thổ cư, mặt bằng giá tại Gia Lâm hiện đang ở mức cao (khoảng 90 triệu/m2 với nhà thổ cư trong ngõ). Trong khi đó, loại hình biệt thự, liền kề thì không dành cho số đông các nhà đầu tư, nguồn cung sơ cấp cũng không còn nhiều tại Gia Lâm.
“Với chung cư, nhu cầu mua để ở vẫn duy trì ở mức cao kể cả khi thị trường nhiều biến động. Chung cư có lợi thế hơn nhà đất khi dịch vụ và tiện ích sống được nhà đầu tư chú trọng. Từ 2017 đến quý 4/2022, giá chung cư sơ cấp toàn Hà Nội tăng trưởng trung bình 7% hàng năm”, ông Tiến cho biết.
Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu Khách hàng của One Mount Real Estate, sau giai đoạn lên quận của Hà Đông, chung cư khu Tây vẫn có tăng trưởng giá đều 7%/năm. Với Khu Đông trong đó có Gia Lâm, ở giai đoạn trước khi lên quận, giá chung cư sơ cấp tăng 16%/năm.
Lý giải cho việc tăng giá của chung cư, qua khảo sát của đơn vị nghiên cứu này nhận thấy rằng, các dự án tại khu vực phía Đông đang đáp ứng đại đa số nhu cầu của người mua nhà. Với khoảng giá 3-4 tỷ, đây sẽ là lựa chọn của nhiều gia đình, trong khi đó mức giá dưới 2 tỷ sẽ là lựa chọn của các bạn sinh viên hay người trẻ mới lập nghiệp.
Với việc phát triển hạ tầng như hiện tại, kết nối của Gia Lâm với các tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương,Hải Phòng,… sẽ giúp việc đi lại kết nối dễ dàng hơn bao giờ hết.
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Nguồn: https://ift.tt/ChwDXl8
Bài gốc: Gia Lâm sắp lên quận, giá bất động sản khu vực này có tăng vọt như Hà Đông năm 2009?