Du lịch chữa lành giúp tăng giá trị cây dược liệu dưới tán rừng
Trồng, bảo tồn, phát triển các cây dược liệu quy dưới tán rừng và trên đất lâm nghiệp là giải pháp không không chỉ tạo ra sinh kế cho ngườ...
Trồng, bảo tồn, phát triển các cây dược liệu quy dưới tán rừng và trên đất lâm nghiệp là giải pháp không không chỉ tạo ra sinh kế cho người dân mà còn góp phần đẩy mạnh các dòng sản phẩm du lịch chất lượng & bền vững.
Mới đây, tại Phú Yên, đã diễn ra Hội thảo tham vấn Đề án phát triển cây dược liệu trên đất Lâm nghiệp.
Hội thảo đầu tiên với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Viện Dược liệu, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Các nhà quản lý, các nhà sản xuất dược liệu, đại diện doanh nghiệp phát triển du lịch – Tập đoàn Archi cùng các tổ chức, cá nhân tham gia đề án phát triển cây dược liệu tại Phú Yên.
Trồng dược liệu bền vững đi đôi với phát triển du lịch sức khỏe
Tham gia hội thảo với tham luận Du lịch chữa lành và du lịch sức khỏe gắn với sử dụng và nâng tầm cây dược liệu tỉnh Phú Yên, ông Nguyễn Thành Trung – Tổng Giám đốc Archi Group nhấn mạnh “Du lịch và Dược liệu là hai lĩnh vực có mối tương tác tương hỗ với nhau một cách tích cực và mạnh mẽ. Mỗi lĩnh vực đều có thể tạo nên sức bật đột phá khi có sự cộng tác của lĩnh vực còn lại.
Theo ông Trung, cũng như nhiều địa phương trên cả nước, tại Phú Yên có nhiều nguồn giống dược liệu từ lâu đời, có văn hóa sử dụng dược liệu truyền thống. Môi trường Rừng là nơi sinh trưởng tốt cho các loại dược liệu đồng thời cũng là tài nguyên du lịch lý tưởng.
Cũng theo ông Trung, tại nhiều thị trường du lịch lớn ở Việt Nam và trên thế giới đã minh chứng Sản vật địa phương và cao hơn nữa là các sản phẩm dược liệu là một trong những chất liệu tuyệt vời để tạo nên sản phẩm du lịch chất lượng. Qua đó nâng cao tính thu hút khách đến, kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu đầu người thông qua sử dụng và mua sắm. Qua đó, tăng vượt trội doanh thu từ du lịch. Ngược lại, du lịch làm kích thích nhu cầu tiêu thụ dược liệu thông qua sử dụng tại địa phương hoặc làm quà, theo đó, thương hiệu của địa phương sẽ được quảng bá một cách tự nhiên rộng khắp”.
Dẫn chứng cho quan điểm của mình, ông Trung nhắc đến Hàn Quốc, đất nước đã quảng bá thành công sản phẩm Sâm mang biểu tượng quốc gia tới hàng triệu người trên thế giới, qua đó phát triển ngành du lịch với các tour trải nghiệm tới các cơ sở trồng trọt và chế biến nhâm sâm, đem lại doanh thu vô cùng lớn cho Hàn Quốc. Còn tại Lào Cai của Việt Nam, người dân ở đây cũng đã biết kết hợp du lịch với trải nghiệm tắm lá thuốc mà bất cứ ai đến đều không thể bỏ qua.
“Việc phát triển du lịch Sức khỏe, du lịch Chữa lành trên nền tảng tận dụng môi trường rừng, kết hợp với phát triển dược liệu dưới tán rừng sẽ tạo nên sản phẩm du lịch riêng có không chỉ của Phú Yên mà còn là thế mạnh của rất nhiều địa phương trên cả nước. Việc phát triển du lịch này cần đi đôi với các giải pháp kiểm soát chặt chẽ: trồng dược liệu đi đôi với phát triển rừng bền vững, tránh xâm lấn ảnh hưởng tới sự bền vững của môi trường rừng; và kiểm soát chặt chẽ chất lượng trồng dược liệu và quy trình sau thu hoạt để dược liệu có chất lượng tốt, tin cậy, tạo uy tín lâu dài cho địa phương”, ông Nguyễn Thành Trung nhấn mạnh.
Được biết, Archi Group là doanh nghiệp đang theo đuổi mô hình phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sức khỏe thông qua việc hợp tác với nhiều nhà khoa học bảo tồn các nguồn Gen dược liệu quý hiếm tại Phú Yên và một số tỉnh thành Việt Nam nhằm kết hợp du lịch đem đến các sản phẩm du lịch kết hợp sức khỏe thực sự.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, phát triển dược liệu dưới tán rừng và trên đất lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị của rừng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập cho doanh nghiệp, người dân địa phương, đồng thời nếu quản lý tốt sẽ góp phần bảo tồn đa đa dạng sinh học cũng như sử dụng bền vững tài nguyên rừng.
Trồng dược liệu đi đôi với phát triển rừng bền vững
Phát triển cây dược liệu, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm từ lâu được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg, ngày 17/3/2021 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngày 2/6/2023, Cục Lâm Nghiệp đã ban hành quyết định thành lập Tổ công tác Xây dựng Đề án phát triển cây dược liệu.
Với đề xuất trồng dược liệu phải đi đôi với phát triển rừng, theo ông Nguyễn Văn Thứng – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường cho biết: “Là mô hình có đặc thù riêng, đang có triển vọng phát triển nên có chọn ưu tiên, hỗ trợ có tính tập trung để làm hạt nhân phát triển và là cơ sở để nhân rộng như: Các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng Đặc dụng là đối tượng bảo tồn tại chỗ, phát triển các loài dược liệu lâu năm, dưới tán rừng gắn giao khoán bảo vệ,… Các doanh nghiệp là đối tượng bảo tồn chuyển chỗ, dược liệu có giá trị kinh tế cao, phải triển theo chuỗi giá trị với các CSNCKH, nông dân”.
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Nguồn: https://ift.tt/naoWKjb
Bài gốc: Du lịch chữa lành giúp tăng giá trị cây dược liệu dưới tán rừng