Quảng Nam: Doanh nghiệp bất động sản than gặp phải vô vàn khó khăn
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam gửi Tổ công tác đặc biệt, hiện nay doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản đang gặp phải ...
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam gửi Tổ công tác đặc biệt, hiện nay doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản đang gặp phải vô vàn khó khăn từ vướng mắc về pháp lý, công tác giải phóng mặt bằng.
Khó chồng khó
Theo báo cáo, khó khăn đầu tiên àm các doanh nghiệp gặp phải liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng. Cụ thể, khó khăn xuất phát từ việc các hộ dân ảnh hưởng đất nông nghiệp nhưng yêu cầu bố trí đất tái định cư, dù đã tổ chức họp vận động, đối thoại nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng.
Theo một số doanh nghiệp, nhiều trường hợp tranh chấp đất đai rất khó giải quyết, các hộ dân không đồng ý hoà giải nên thủ tục thu hồi đất cũng gặp nhiều khó khăn. Quy trình, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Ngoài ra, các khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng còn xuất phát từ đơn giá bồi thường cho các hộ dân theo quy định hiện nay là quá thấp, dẫn đến việc không nhận được sự đồng thuận của các hộ dân bị vướng GPMB tại các dự án. Theo báo cáo, các hộ dân không đồng ý theo phương án được duyệt, không nhận tiền bồi thường và đòi hỏi với mức giá cao gấp 5-7 lần so với giá quy định.
Theo doanh nghiệp địa ốc, ở thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay, việc vừa phải bỏ ra chi phí để thực hiện công tác GPMB vừa phải nộp tiền sử dụng đất cùng lúc nhưng chưa được trừ chi phí GPMB là một gánh nặng lớn với các chủ đầu tư.
Theo quy định hiện nay, chi phí GPMB chỉ được trừ vào tiền sử dụng đất khi hoàn thành xong việc quyết toán GPMB, và mỗi dự án chỉ được quyết toán không quá 02 lần thì với thực tế GPMB hiện nay, việc hoàn thiện 100% công tác GPMB để quyết toán GPMB cho toàn dự án là một việc đòi hỏi rất nhiều thời gian, có khi kéo dài hơn 10 năm.
Như vậy, những chi phí GPMB mà chủ đầu tư đã bỏ ra phải bị treo ở ngân sách thời gian dài, trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp lại bị thiếu hụt nghiêm trọng. Đồng thời, thời kỳ mà các doanh nghiệp đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc nhưng tỉnh Quảng Nam chưa áp dụng các hình thức gia hạn thời gian nộp thuế, giãn nợ thuế, miễn tiền chậm nộp thuế.
Gỡ khó cho doanh nghiệp
Liên quan đến phương án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Trần Quốc Bảo, Ủy viên BCH VCCI – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho hay cần có thêm nhiều phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Đặc biêt, đề xuất liên quan đến đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng.
Đối với các dự án gia hạn tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng (lỗi do địa phương), Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đề xuất, không cần lấy ý kiến của các Sở ngành mà địa phương xác nhận rồi trình Sở Kế hoạch Đầu tư trình lên tỉnh, việc lấy ý kiến sở ngành mất vài tháng hoặc có khi gần hết tiến độ gia hạn. Cùng với đó, cho phép chủ đầu tư khấu trừ tiền GPMB vào tiền sử dụng đất phải nộp mà không đợi đến khi quyết toán để giảm tải áp lực về nguồn vốn cho chủ đầu tư.
Đồng thời kiến nghị dự án bất động sản chậm nộp tiền sử dụng đất và không phạt chậm nộp tiền thuế đất tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động, tháo gỡ khó khăn tài chính. Những dự án không thực hiện theo đúng quy định của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng do khó khăn trong công tác vận động của địa phương với hộ dân trong vùng giải toả cần có chủ trương cho phép sớm gia hạn thời gian thực hiện dự án và điều chỉnh quy hoạch cục bộ 1/500, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án
Hiện nay nhiều dự án đã có quyết định giao đất từ năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt giá đất để tính tiền sử dụng đất, dẫn đến việc chủ đầu tư chưa thể thực hiện việc nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước để có cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Cộng đồng các doanh nghiệp địa ốc Quảng Nam kiến nghị, cần phải có cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương để rút ngắn thời gian trong công tác xác định giá đất, gia hạn tiến độ dự án, điều chỉnh cục bộ dự án 1/500, điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư,…
Đồng thời, đẩy nhanh công tác bàn giao đưa vào sử dụng đối với các dự án đã hoàn thành để giảm thiểu các chi phí phát sinh cho nhà đầu tư.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị địa phương cho các dự án bất động sản chậm nộp tiền sử dụng đất và không phạt chậm nộp tiền thuế đất tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động, tháo gỡ khó khăn tài chính, vì tiền sử dụng đất rất lớn.
Song song là cơ chế chính sách đối với dự án bất động sản cần phải có tính ổn định lâu dài, đối với những dự án đã thực hiện theo cơ chế, chính sách quy định cũ thì vẫn giữ nguyên, không bắt buộc thay đổi theo quy định mới để nhà đầu tư yên tâm.
Một số kiến nghị khác hỗ trợ doanh nghiệp địa ốc như nâng hạn mức vay vốn, tái cấu trúc nợ, chính sách giảm thuế, giãn nợ thuế,…
Trước đó, vào tháng 5/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 974/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn của tỉnh.
Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức rà soát, tổng hợp và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ.
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Nguồn: https://ift.tt/LqjFRG0
Bài gốc: Quảng Nam: Doanh nghiệp bất động sản than “gặp phải vô vàn khó khăn”