HOREA: Nhà ở xã hội không nên để bán

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HOREA) cho rằng nhà ở xã hội chỉ nên cho thuê hoặc trả góp dài hạn chứ không nên để bán sẽ tạo nghịch lý ng...


Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HOREA) cho rằng nhà ở xã hội chỉ nên cho thuê hoặc trả góp dài hạn chứ không nên để bán sẽ tạo nghịch lý người giàu tranh mua nhà ở xã hội.

HOREA: “Nhà ở xã hội không nên để bán”
Lễ bốc thăm suất mua dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn vừa gây xôn xao dư luận khi rất nhiều người tham dự đi ô tô đắt tiền đến tìm cơ hội mua nhà ở xã hội. Ảnh: Lê Quân

Góp ý bổ sung một số quy định về chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Bộ Xây dựng mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã thẳng thắn chỉ ra các nguyên nhân khiến nhiều người giàu, đi ô tô vẫn “đủ điều kiện khó khăn” để mua nhà ở xã hội.

Chỉ cần 2 loại nhà ở xã hội

Cũng theo HoREA, chỉ nên quy định 2 loại nhà ở xã hội gồm nhà ở xã hội cho thuê và nhà ở xã hội bán trả góp dài hạn, không quy định loại nhà ở xã hội để bán và nhà ở xã hội cho thuê mua.

Bởi lẽ nhà ở xã hội để bán kiểu mua đứt, bán đoạn, bán nhà ở xã hội để thu tiền ngay là không phù hợp với chính sách nhà ở xã hội tạo điều kiện cho người thu nhập thấp đô thị đã có một phần nguồn lực tài chính thì được hỗ trợ tín dụng ưu đãi để tạo lập nhà ở, thông qua chính sách nhà ở xã hội bán trả góp dài hạn.

Cách gọi nhà ở xã hội để bán dễ dẫn đến sự nhìn nhận sai lệch là nhà ở xã hội được mua đứt, bán đoạn trả tiền ngay, mà việc mua đứt, bán đoạn nhà ở nên để cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư kinh doanh dự án nhà ở thương mại, điển hình là khoản 5 Điều 63 Luật Nhà ở 2014 đã quy định 5.

Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội quy định tại Điều này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng tổng số tiền ứng trước của người mua không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó, mà phương thức thanh toán này không khác gì quy định về thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai đối với nhà ở thương mại tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Bên cạnh đó, HOREA đánh giá thực tiễn 17 năm qua cũng cho thấy việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội thuê mua chỉ áp dụng cho các dự án nhà ở xã hội đầu tư bằng ngân sách nhà nước, mà số lượng dự án này rất ít.

Đối với ý kiến đề xuất chỉ quy định 1 loại nhà ở xã hội để cho thuê, Hiệp hội nhận thấy ý kiến này khá cực đoan vì gần như quay trở lại thời kỳ chỉ có loại nhà ở công lập cho thuê.

HOREA đánh giá, trong lúc, có một bộ phận đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội có nhu cầu thuê nhà ở xã hội thì cũng có nhiều đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội có nhu cầu mua nhà ở xã hội bán trả góp dài hạn, mà nhu cầu mua nhà ở xã hội bán trả góp dài hạn rất lớn do tâm lý muốn được sở hữu nhà ở theo quan niệm dân gian làm nhà, lấy vợ, tậu trâu, an cư lạc nghiệp, nên Hiệp hội đề nghị Luật Nhà ở chỉ nên quy định 02 loại nhà ở xã hội gồm nhà ở xã hội cho thuê và nhà ở xã hội bán trả góp dài hạn.

Tiêu chí còn nhiều lỗ hổng

Theo HoREA, nguyên nhân dẫn đến tình trạng người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội là do các tiêu chí về điều kiện của các đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội tưởng chừng rất chặt chẽ, nhưng thực ra là chưa chặt chẽ và chưa sát với thực tế cuộc sống và có thể lách.

Trong đó, tiêu chí về điều kiện thu nhập của đối tượng cũng còn nhiều lỗ hổng và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên.

Cụ thể, trong thực tế, nhiều người làm thêm nghề tay trái, mà nghề tay trái này lại tạo ra thu nhập cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều lần so với thu nhập của nghề tay phải thể hiện trên bảng tiền lương, tiền công chính thức, nên người này vẫn hội đủ tiêu chí điều kiện về thu nhập (không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân) để được mua, thuê mua nhà ở xã hội.

HOREA lý giải hiện Luật Nhà ở chỉ quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương, mà không tính các khoản thu nhập khác không phải là tiền công, tiền lương.

Bên cạnh đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân đối với 16 trường hợp, trong đó miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, thu nhập từ kiều hối.

Do đó, HOREA cho rằng, đối với khoản thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm của người về hưu, già yếu, mất sức lao động, hoặc số tiền kiều hối có giá trị không lớn để cải thiện cuộc sống thì quy định miễn thuế thu nhập cá nhân là rất chính xác và nhân văn.

Tuy nhiên, HOREA cũng nhận định sẽ không hợp lý khi cho miễn, không đánh thuế TNCN đối với các khoản thu nhập rất lớn từ lãi tiền gửi tiết kiệm hoặc từ kiều hối. Và những người có khoản thu nhập lớn từ nguồn tiền này vẫn được mua nhà ở xã hội.

Theo HoREA, ngoài điều kiện về thu nhập với đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội là không thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân bậc 1 của các bậc chịu thuế, thì cần bổ sung thu nhập chịu thuế còn bao gồm các khoản thu nhập khác không phải là tiền công, tiền lương.

Từ những lập luận nêu trên, HoREA cho rằng rất cần thiết sửa đổi Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân và khoản 1 Điều 75 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/ecM1COq

Bài gốc: HOREA: “Nhà ở xã hội không nên để bán”

Related

Tin tức 3775040914385515337

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -