Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán bất động sản với doanh nghiệp không cần công chứng

Cho ý kiến về Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), các Đại biểu Quốc hội cho rằng, hợp đồng mua bán bất động sản giữa doanh ngh...


Cho ý kiến về Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), các Đại biểu Quốc hội cho rằng, hợp đồng mua bán bất động sản giữa doanh nghiệp bất động sản với người dân mà không yêu cầu công chứng là “không hợp lý”.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán bất động sản với doanh nghiệp không cần công chứng
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán bất động sản với doanh nghiệp không cần công chứng do lo ngại về việc không đảm bảo quyền lợi của người mua là cá nhân. Ảnh minh họa, nguồn – Int

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nhằm báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nêu ra nhiều ý kiến băn khoăn về việc hợp đồng mua bán bất động sản với doanh nghiệp không cần công chứng.

Theo đại biểu Lê Thanh Hoàn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, quá trình chuyển quyền sở hữu bất động sản là quá trình cần phải được quản lý chặt chẽ, bởi lẽ, quy định này rất cần thiết cho lợi ích công cộng, ổn định xã hội và người dân, với yêu cầu quyền sở hữu đã xác định rõ ràng, thực thi với chi phí thấp. Khi niềm tin được bảo đảm sẽ thúc đấy việc mua bán và đầu tư vào tái sản và sự phát triển minh bạch của thị trường bất động sản.

Do đó, đại biểu Lê Thanh Hoàn cho rằng, cơ chế ký mua bán hoàn toàn riêng tư, không có một tổ chức trung gian kiểm soát như tổ chức công chứng đã cho thấy nhiều bất cập thời gian qua. Hàng nghìn người dân đã bị một số doanh nghiệp lừa đảo với nhiều vụ tranh chấp đã xảy ra…

“Chúng ta không nên tiếp tục phó mặc người dân bước vào những giao dịch này với hành trang duy nhất là lòng tin vào sự tử tế của doanh nghiệp bất động sản. Vì vậy, một chuyên gia là công chứng viên là bên thứ ba phù hợp để tham gia kiểm soát hoạt động này trên cơ sở thực hiện đúng và đầy đủ quy định của pháp luật”, đại biểu Lê Thanh Hoàn bày tỏ quan điểm.

Bên cạnh đó, đại biểu Hoàn cũng đề nghị, chỉnh sửa quy định theo hướng hợp đồng kinh doanh bất động sản nếu có một bên là cá nhân thì phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng.

Nêu quan điểm về vấn đề trên tại Quốc hội, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh cho rằng vai trò của công chứng không chỉ là chứng kiến giao dịch diễn ra, mà còn bảo vệ quyền lợi của người mua cũng như người bán đúng theo quy định.

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết dẫn chứng thực tế các tài liệu, hợp đồng, hồ sơ mua bán của các doanh nghiệp, tổ chức đưa ra thường có dung lượng rất lớn và nội dung phức tạp, người dân bình thường khó hiểu hết được nội dung về nghĩa vụ, quyền lợi của mình, dẫn đến thiệt thòi khi xảy ra tranh chấp.

Do đó, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị, Dự thảo Luật (sửa đổi) cần làm rõ vai trò của công chứng trong hợp đồng giao dịch bất động sản.

Đồng quan điểm với các góp ý đã nêu, một số ý kiến cũng cho rằng, cần thiết phải có một bên thứ ba đứng ra bảo đảm an toàn pháp lý cho giao dịch, nhất là khi giao dịch có một bên là cá nhân và một bên là tổ chức kinh doanh thì cá nhân bao giờ cũng ở thế yếu hơn.

Thực tế thời gian qua cho thấy, bất động sản là một loại tài sản lớn, có giá trị cao, tuy nhiên, các sản phẩm bất động sản trên thị trường lại liên quan đến rất nhiều thủ tục, hồ sơ pháp lý, điều kiện kinh doanh, năng lực của chủ đầu tư… rất phức tạp, còn người dân khi có nhu cầu giao dịch không phải ai cũng có thể kiểm tra, kiểm soát được khi không thể hiểu hết các quy định pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản, nhà ở, đầu tư.

Do đó, các chuyên gia cho rằng việc công chứng, chứng thực các giao dịch bất động sản khi được quy định cụ thể và luật hóa rõ ràng đem đến nhiều kỳ vọng sẽ đóng vai trò như rào chắn nhằm kiểm soát, cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro có thể phát sinh cho các bên thực hiện giao dịch.

Được biết, liên quan đến quy định các giao dịch bất động sản bắt buộc phải công chứng, chứng thực tại Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng là một những nội dung nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV trước đó.

Liên quan đến việc hợp đồng mua bán bất động sản với doanh nghiệp không cần công chứng, báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – Vũ Hồng Thanh cho biết, theo Dự thảo Luật, đối với trường hợp tổ chức, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình không nhằm mục đích kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật.

Do vậy, khoản 4 Điều 43 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được chỉnh sửa theo hướng không quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng đối với các trường hợp này.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/l8JfFt3

Bài gốc: Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán bất động sản với doanh nghiệp không cần công chứng

Related

Tin tức 8783502735641145139

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -