Diện mạo tỉnh thuộc diện đề xuất sáp nhập, nửa đầu năm 2023 tăng trưởng cao nhất cả nước
Với tốc độ tăng trưởng GRDP dự báo ước tính đạt 14,21% trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Hậu Giang tiếp tục là địa phương dẫn đầu khu vực ...
Với tốc độ tăng trưởng GRDP dự báo ước tính đạt 14,21% trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Hậu Giang tiếp tục là địa phương dẫn đầu khu vực ĐBSCL và đứng đầu cả nước.
Hậu Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích 1.602,5 km2 và có dân số là 729.500 người (năm 2022). Đây là tỉnh có dân số thấp nhất ĐBSCL và thuộc diện đề xuất sáp nhập của Bộ Nội vụ (diện tích dưới 5.000 km2. Dân số dưới 1,4 triệu người). Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của Hậu Giang năm 2022 đạt 13,94%, cao nhất khu vực vùng ĐBSCL và đứng thứ 4 cả nước (tăng 35 bậc so với năm 2021).
6 tháng đầu năm 2023, tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL và đứng đầu cả nước với tốc độ tăng trưởng 14,21%. Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 34,97%; khu vực dịch vụ đạt 7,73%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,19%.
Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông và định hướng đồng hành cùng doanh nghiệp của tỉnh Hậu Giang đang tạo tiền đề để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh. Cụ thể, trong quý I/2023, tỉnh đã thu hút được 348 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 170.435 tỷ đồng. Về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Hậu Giang thu hút được 25 dự án với tổng vốn đăng ký trên 631 triệu USD… Trong tương lai, đây cũng là động lực thúc đẩy kinh tế Hậu Giang phát triển.
Hiện tỉnh Hậu Giang có có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, một thị xã và 5 huyện. Trong đó, Vị Thanh là thành phố tỉnh lỵ của Hậu Giang. Nơi đây tập trung trung tâm hành chính quan trọng của tỉnh. Trong ảnh là UBND tỉnh Hậu Giang.
Ngoài vai trò là trung tâm “đầu não” của tỉnh, Vị Thanh còn có những đóng góp tích cực vào kinh tế chung. Trong năm 2022, tổng giá trị sản xuất của thành phố tăng 16,68%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 9,55%, thu nội địa vượt 64,38%.
Bên cạnh đó Hậu Giang đã và đang tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, theo hướng hiện đại, xanh và văn minh cho các đô thị trọng tâm là Vị Thanh, Ngã Bảy và Long Mỹ. Trong đó, Vị Thanh được xem là có vai trò tiên phong trong việc xây dựng đô thị văn minh. Trong ảnh là một góc của thành phố Vị Thanh được quy hoạch bài bản để đảm bảo sự hài hòa giữa đô thị và thiên nhiên.
Kênh xáng Xà No, con kênh chính của thành phố Vị Thanh đã góp phần giúp Hậu Giang khai thác tiềm năng lúa gạo. Đồng thời, kênh còn là một phần trong tuyến đường thủy quốc gia từ TP. HCM đi Cà Mau.
Ngoài Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hậu Giang. Thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng kết nối giao thông bằng cả đường thuỷ và đường bộ.
Những năm qua, Ngã Bảy tập trung phát triển thương mại – dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 7,55%. Trong quý I/ 2023, thành phố Ngã Bảy có tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 111,8 tỷ đồng, đạt 33,86% dự toán.
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Nguồn: https://ift.tt/YB7lgMo
Bài gốc: Diện mạo tỉnh thuộc diện đề xuất sáp nhập, nửa đầu năm 2023 tăng trưởng cao nhất cả nước