Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X rơi vào khủng hoảng khi suýt vỡ kế hoạch trả nợ và bài học “khắc cốt ghi tâm”

Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X đến từ TP.HCM từng rơi vào giai đoạn khủng hoảng tinh thần, áp lực khi công việc kinh doanh không thuận lợi như m...


Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X đến từ TP.HCM từng rơi vào giai đoạn khủng hoảng tinh thần, áp lực khi công việc kinh doanh không thuận lợi như mong đợi, lô đất dự phòng ở quê mất thanh khoản do thị trường địa ốc trầm lắng.

Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X rơi vào khủng hoảng khi suýt vỡ kế hoạch trả nợ và bài học “khắc cốt ghi tâm”

15 ngày quyết định mua nhà vì tiền thuê tương đương khoản tiền trả lãi

Giữa năm 2022, Lê Công Tuấn (SN 1995, hiện sống TP.HCM) quyết định vay gần 2 tỷ mua căn chung cư thuộc dự án Dream Home Palace (Trịnh Quang Nghị, Quận 8).

Trước đó, Tuấn chưa từng có ý niệm về việc mua nhà trước tuổi 30. 9X tự nhận bản thân là người không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, chỉ quan điểm: “Sống tận hưởng tuổi trẻ”.

le-cong-tuan-2.jpg
Lê Công Tuấn, hiện đang sống tại TP.HCM. 

Quyết định mua nhà chỉ xuất hiện khi một người bạn đặt câu hỏi với Tuấn: “Tiền thuê nhà chỉ bằng tiền trả lãi. Tại sao lại không mua khi thu nhập từ kinh doanh đủ khả năng chi trả khoản nợ gốc”. Tuấn tự nhẩm tính, nếu thuê nhà tại TP.HCM sau 20 năm, tổng chi phí bỏ ra là 2,4 tỷ đồng, chưa tính giá thuê còn tăng. Như vậy, nếu mua nhà giai đoạn này, số tiền lãi ngân hàng chỉ bằng tiền thuê nhà hiện tại. Chưa kể, đây sẽ là tài sản an tâm cho tương lai.

“Tôi chỉ có quyết định tròng vòng 15 ngày và đặt cọc một căn hộ chung cư gần 80m2, 3 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh. Tổng tiền mua và làm nội thất, giá căn hộ rơi vào khoảng 2,6 tỷ đồng”, Tuấn tính.

Về phương án tài chính, Tuấn bắt đầu rà soát lại các khoản tiền hiện có. Sau khi thu hồi khoản công nợ, tổng vốn tự có 600 triệu đồng. Tuấn nhờ bố mẹ vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng ở quê thời hạn 3 năm theo hình trả lãi hàng tháng, cuối năm trả 1 phần gốc. Số tiền nợ còn lại, Tuấn vay bạn bè. Ở thời điểm mua nhà, Tuấn dự tính chi trả khoản tiền lãi 15 triệu đồng hang tháng. 9X cũng lên kế hoạch, với tình hình làm ăn kinh doanh thuận lợi, Tuấn mất 3 năm trả nợ ngân hàng, ước tính mỗi năm trả 500 triệu đồng.

le-cong-tuan-5.jpg
Ảnh chụp căn nhà Tuấn mua. 

Trong trường hợp khó khăn, Tuấn an tâm vì có lô đất ở quê nhà dự phòng. Đây là lô đất 9X mua năm 2021 sau thời gian đi làm tích cóp. Tính theo giá thị trường, lô đất này được định giá khoảng 600 triệu đồng.

“Khi chưa đầy 30 tuổi, bạn đang ôm khoản nợ gần 2 tỷ. Chỉ cần nghĩ tới con số đã đủ ám ảnh và lo lắng. Thế nhưng, tôi tự động viên rằng: Chỉ có vay nợ mới mua được nhà. Áp lực sinh kim cương”.

Áp lực trả nợ và bài học đáng nhớ

Tuy nhiên, kế hoạch trả nợ theo kỳ vọng của Tuấn đã chệch hướng khi tình hình kinh tế chung trở nên khó khăn. “Dự tính tôi sẽ gom được một khoản tiền vài trăm triệu đồng ở thời điểm sát Tết Âm lịch. Bởi thông thường công việc kinh doanh thời trang sẽ mang lại khoản thu lớn vào giai đoạn này”.

“Tôi từng khá tự tin vào kế hoạch trả nợ do những năm trước, tôi đều dư được một khoản tiền ổn định. Nhưng do không dự đoán được tình hình kinh doanh, nên cuối năm 2022, mọi kế hoạch bị chệch. Đến 30 Tết, sau khi trả tiền xưởng may và chi phí mặt bằng, nhân viên, tôi không còn dư đồng nào để trả nợ. Trong khi đó, đến tháng 6/2023, tôi phải trả 500 triệu đồng tiền gốc 1 năm sau khi vay ngân hàng”, Tuấn cho biết.

le-cong-tuan-6.jpg
Tông màu trầm được 9X lựa chọn cho không gian căn nhà. 

Tuấn thừa nhận: “Sau Tết, tôi rơi vào stress vì không biết phải xử lý khoản tiền 500 triệu này ra sao. Lúc này, việc bán đất ở quê là không khả thi vì thị trường bất động sản đang đóng băng. Ngược lại, việc kinh doanh quần áo chậm hẳn. Mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh quần áo bắt đầu tăng giá, từ 19 triệu đồng/tháng lên tới 23 triệu đồng/tháng vào cuối năm. Đó là một con số cao so với mặt bằng trong hẻm và thị trường cho thuê nhà”.

9X bắt đầu rà soát lại công việc kinh doanh và nhận thấy, trung bình mỗi tháng, phải chi ra 35 triệu đồng cho chi phí mặt bằng và kinh doanh điện nước trong khi doanh thu chậm lại do tình hình kinh tế khó khăn. Như vậy, áp lực càng ra tăng khi khoản nợ chồng chất, tiền thu về chậm.

“Tôi quyết định trả mặt bằng và thanh lý xả kho lấy lại vốn. May mắn, sau một tháng xả kho, tôi thu được vài trăm triệu để trả nợ ngân hàng. Cộng với công việc content, tôi tích cóp trả được 500 triệu đồng trả nợ đúng hẹn”.

Sau vài tháng xoay tiền trả nợ, Tuấn cho biết, bản thân 9X không hề hối hận với quyết định mua nhà. Trái lại, 9X nhận được nhiều bài học từ thương vụ mua nhà.

Đầu tiên, việc mua nhà sẽ như khoản đầu tư an toàn. Thế nên, bạn cần xác định tư tưởng và tâm lý khi mua nhà sẽ nợ. “Luôn lạc quan nghĩ rằng, áp lực sinh ra kim cương. Mua nhà cũng như một cách đầu tư”.

Thứ hai, mua nhà khi nợ giúp bạn học cách dự tính rủi ro xảy ra. Mọi dự tính về tài chính hoàn toàn có thể đi chệch hướng do biến động tình hình kinh tế, nhất là công việc kinh doanh. “Ví dụ như tôi tính toán lô đất ở quê như dự phòng khi mua nhà. Nhưng đến thời điểm gặp khó, lô đất cũng không bán được”, Tuấn nói.

Thứ ba, mua nhà sẽ giúp bạn học cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu tốt hơn. “Tôi từng mua chiếc áo vài triệu nhưng đến khi mua nhà, bỏ ra 500.000 đồng để mua lại thấy quá nhiều. Tôi lựa chọn nấu ăn ở nhà. Tôi cũng không lựa chọn làm việc quá sức, nhận quá nhiều việc. Thay vào đó, tôi sắp xếp thời gian, tiết kiệm chi phí, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ”.

Thứ tư, bạn sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát. Nếu mua nhà, hãy mạnh dạn đi vay và xuống tiền. Nếu cần tiền trả nợ, hãy tìm phương án giải quyết cấp bách, đừng chần chừ hay tiếc.

Thứ năm, việc chọn mua nhà cần tìm hiểu kỹ chủ đầu tư, giấy tờ pháp lý để đảm bảo căn nhà của bạn có thể thanh khoản.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/46qBatD

Bài gốc: Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X rơi vào khủng hoảng khi suýt vỡ kế hoạch trả nợ và bài học “khắc cốt ghi tâm”

Related

Tin tức 5649726045880736257

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -